BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

Thứ sáu - 23/11/2018 21:14
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ



Kính thưa toàn thể CBGVNV và các bậc Phụ Huynh!

Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Bệnh phát sinh vào các thời điểm trong năm nhưng mạnh nhất là vào thời gian giao mùa. Hiện nay trong trường đã xuất hiện một số trẻ bị mắc bệnh đau mắt đỏ. Để chủ động trong việc phòng chống dịch nhà trường thông báo và tuyên truyên truyền cho CBGVNV và các bậc Phụ Huynh cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

2. Triệu chứng.

Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.

Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

3. Cách phòng bệnh

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, CBGVNV và các bậc Phụ Huynh cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày cho trẻ bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.

4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.

5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.

6. Khi trẻ bị đau mắt đỏ hoặc nghi bị đau mắt đỏ cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với người khác và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.CBGVNV và các bậc Phụ Huynh không nên tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế./.

Trên đây là bài tuyên truyền về các dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh đau mắt đỏ của trường Mầm non Đức Vĩnh.
BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ CÁCH PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ

 

Kính thưa toàn thể CBGVNV và các bậc Phụ Huynh!

Bệnh đau mắt đỏ rất thường gặp trong cuộc sống hàng ngày. Có những loại nguy hiểm cần điều trị gấp, nhưng cũng có loại nhẹ chỉ thoáng qua mà không cần điều trị. Bệnh phát sinh vào các thời điểm trong năm nhưng mạnh nhất là vào thời gian giao mùa. Hiện nay trong trường đã xuất hiện một số trẻ bị mắc bệnh đau mắt đỏ. Để chủ động trong việc phòng chống dịch nhà trường thông báo và tuyên truyên truyền cho CBGVNV và các bậc Phụ Huynh cách phòng chống bệnh đau mắt đỏ

1. Đau mắt đỏ là gì?

Đau mắt đỏ còn gọi là viêm kết mạc. Nguyên nhân của đau mắt đỏ thường là nhiễm vi khuẩn, virut hoặc phản ứng dị ứng... Mặc dù đau mắt đỏ gây kích thích mắt nhưng hiếm khi ảnh hưởng đến thị lực. Vì đau mắt đỏ có nguy cơ lây nhiễm cao trong vòng 2 tuần từ khi bị bệnh nên việc chẩn đoán và điều trị sớm là rất quan trọng.

2. Triệu chứng.

Triệu chứng của đau mắt đỏ thường là: đỏ một hoặc cả hai mắt; ngứa một hoặc cả hai mắt; cảm giác có sạn ở trong mắt; rỉ dịch ở một hoặc hai mắt; chảy nước mắt. đau mắt đỏ làm cho bạn có cảm giác như có một vật gì ở trong mắt mà không thể lấy ra được. Khi thức dậy mắt bị dính chặt lại do màng dử mắt.

Viêm kết mạc thường bị cả hai mắt mặc dù bệnh có thể xảy ra ở một mắt sau đó lây sang mắt kia sau một hoặc hai ngày. Bệnh có thể không cân xứng, một mắt nặng hơn mắt kia.

3. Cách phòng bệnh

Để chủ động phòng bệnh cho trẻ, CBGVNV và các bậc Phụ Huynh cần thực hiện tốt các khuyến cáo sau:

1. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng. Rửa mặt hằng ngày bằng khăn mặt riêng với nước sạch.

2. Vệ sinh mắt, mũi, họng hàng ngày cho trẻ bằng các thuốc nhỏ mắt, nhỏ mũi, nước súc họng thông thường.

3. Sử dụng xà phòng hoặc các chất sát khuẩn thông thường sát trùng các đồ dùng, vật dụng của bệnh nhân.

4. Không đưa tay lên dụi mắt, mũi, miệng. Không dùng chung lọ thuốc nhỏ mắt, vật dụng cá nhân dễ bị nhiễm mầm bệnh như khăn mặt, kính mắt.

5. Hạn chế tiếp xúc với bệnh nhân hoặc người nghi bị đau mắt đỏ.

6. Khi trẻ bị đau mắt đỏ hoặc nghi bị đau mắt đỏ cần cho trẻ hạn chế tiếp xúc với người khác và đưa trẻ đến cơ sở y tế để được khám, tư vấn, điều trị kịp thời.CBGVNV và các bậc Phụ Huynh không nên tự ý điều trị khi chưa có hướng dẫn của cán bộ y tế./.

Trên đây là bài tuyên truyền về các dấu hiệu nhận biết và cách phòng bệnh đau mắt đỏ của trường Mầm non Đức Vĩnh.

Tác giả bài viết: cô: Lan Hương

Nguồn tin: nguồn tin nhà trường:

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Bạn cần  
/
 để chia sẽ thông tin,ý kiến ...
LIÊN KẾT WEBSITE
THỐNG KÊ TRUY CẬP
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay210
  • Tháng hiện tại3,088
  • Tổng lượt truy cập145,501
HỖ TRỢ QUẢN TRỊ
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây